Sau những bài mồi dành cho cá chép trên sông. Thì những bí quyết cách làm mồi câu cá lăng sẽ là chủ đề tiếp theo mà các cần thủ tìm tới. Với những đặc điểm dễ chiều hơn, câu dễ hơn. Cũng như ưu điểm từ một loài cá da trơn, thịt dai và mềm cùng nhiều dưỡng chất kèm theo.

Đặc điểm của cá lăng – cá da trơn
Trước khi tới với những bí quyết cách làm mồi câu cá lăng. Chúng ta cứ đi theo mô tit của cauca.vn – Bắt đầu tìm hiểu về đặc điểm loài. Những yếu tố thuộc về hành vi, tập tính sinh hoạt của cá. Cũng như đặc điểm môi trường sống của chúng ra sao? Chúng ta sẽ có những phương án đánh cá, nhử cá một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Đầu tiên, cá lăng là nguồn gốc từ khu vực châu Á và châu Phi. Với tên tiếng anh thường được gọi là Bagridae, với hơn 245 giống khác nhau. Sống rải rác theo từng vùng, khu vực có đặc tính nước ngọt khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau.
Thứ hai, đặc điểm chung môi trường sống của loài cá da trơn này là thường sống trong những môi trường nước lợ. Cần thủ có thể khoanh vùng câu cá lăng tại các khu vực ao, hồ sông suối. Và thường là ở những tầng đáy của khu vực nước. Nơi có nhiều phù sa, bùn đất, cũng như đặc điểm dòng chảy nhẹ, tĩnh lặng. Là nơi được xác định có tính an toàn cao cho chúng.

Ngoài ra, cá lăng là cá da trơn toàn bộ thân chúng được phủ lên một chất nhớt. Giúp cho chúng cảm thấy an toàn hơn khi ở dưới những tầng nước sâu. Nơi chúng phải chịu đựng một mức nhiệt độ thấp hơn. Tối hơn so với những vùng nước tầng cao hơn khác như khi anh em đi câu cá chép hay cá trắm.
Tùy vào giá trị dinh dưỡng trong từng môi trường nước lợ. Mà khi đi câu cá lăng anh em có thể gặp những chú cá lớn dài khoảng 1,5 mét. Và nặng khoảng từ 15-50 kg.
Những loài cá lăng thường thấy ở Việt Nam trước khi chuẩn bị cách làm mồi câu cá lăng
Với hơn 245 loài, giống cá lăng khác nhau tại Châu Á và Châu Phi. Chúng tôi xin tạm tổng hợp lại những loài cá hiện có phổ biển nhất tại Việt Nam. Với cách làm mồi câu cá lăng áp dụng cho những Ngư sĩ tại Việt Nam. Thì tất nhiên cũng nên biết thêm, cũng như việc chúng ta sắp được cái gì sau mỗi buổi câu.
Cá lăng hoa: Thường xuất hiện tại những dòng sông lớn thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc. Như sông Đà, sông Lô, và những nhánh sông thuộc Tỉnh Phú Thọ. Luôn nhớ rằng nơi chúng thường tìm tới những vùng đất phù sa. Màu mỡ như các cửa sông, nhánh sông lớn mà chúng ta nên tìm tới theo chúng.

Những chú cá lăng hoa lớn trưởng thành cũng có thể nặng khoảng 40 tới 50 Kg. Trên thân có có vẩy, và có những đốm hoa nhỏ trên thân và da màu trắng ngọc. Cùng với đó là một trong những giống cá lăng có giá trị dinh dưỡng tốt nhất hiện nay.
Cá lăng đuôi đỏ: Thường được gọi là cá lăng chiên, có thể chạm cá ở bất kỳ khu vực sông, suối nước ngọt. Ở Việt Nam, cần thủ thường có thể chạm được cá lăng đuôi đỏ tại những lưu vực sông Mê Kông, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, địa phận An Giang và các vùng thuộc Hồ Chí Minh.

Cá lăng đuôi đỏ là là loài có tốc độ phát triển nhanh nhất trong họ nhà cá lăng. Một con trưởng thành có chiều dài khoảng 1,5 mét và nặng trên 30 kg. Tuy không bằng cá lăng hoa, nhưng nhắc lại rằng chúng là loài có tốc độ phát triển nhanh nhất. Giá trị dinh dưỡng cao nhất trong họ nhà cá lăng. Ghi nhận ở mức giá bán cao nhất ngoài chợ.
Cá lăng vàng: Là loài cuối cùng khá thân thiện với người Việt Nam. Có số lượng nhiều nhất lại các khu vực ao hồ, sông suối trên cả nước. Cũng như xuất hiện trong những khu vực đầm lầy, những khu vực vẫn mang ưu điểm phù sa, màu mỡ. Là những khu vực có cơ hội chạm cá cao nhất với những chú cá nặng trung bình từ 5-10 kg.
Bật mí những cách làm mồi câu cá lăng hiệu quả nhất
Làm mồi cá lăng từ thịt lợn và mắm tôm
Nguyên liệu chuẩn bị cho bài mồi này bao gồm:
- Thịt lợn: 200
- Mắm tôm: 100g
- Trứng gà: 2 quả
- Nước mắm: 20ml
- Bông gòn: 50g

Bắt đầu thực hiện bài mồi với thị lợn được mang đi thái nát. Không băm, mà giữ nguyên kích thước thịt ở mức hợp lý. Cho vào một bát tô lớn, hoặc chum tùy theo lượng thịt mà anh em sử dụng cho bài mồi này.
Trộn toàn bộ những nguyên liệu còn lại vào với thịt và ủ trong khoảng 1 tháng. Luôn nhớ sử dụng găng tay khi thực hiện cách làm mồi câu cá lăng này. Do nguyên liệu của bài mồi câu cá lăng này xuất hiện nước mắm và mắm tôm. Mang mùi rất khó chịu cho đôi tay của bạn.
Sau khoảng một tháng ủ mồi, chất lượng mồi cho ra có vị thơm. Vô cùng kích thích cá, và anh em có thể sử dụng lưỡi câu đơn, hoặc lưỡi lục để gắn lên một lượng mồi hợp lý.
Cách làm mồi câu cá lăng số 2
Phần nguyên liệu ban đầu được chuẩn bị gồm:
- Mắm tôm: 2 thìa cà phê
- Mực tươi: 100g
- Nước mắm: 1 thìa cà phê
- Trứng gà ung: 2 quả

Bắt đầu với mực tươi ở đây sẽ được băm nhuyễn. Chỉ băm tay chứ không sử dụng máy xay để xay nhuyễn. Sau đó, hỗn hợp được trộn đều bắt đầu từ nước mắm, sau đó là hai thìa mắm tôm. Và phần trứng ung sẽ được cho vào cuối cùng nhằm tạo độ kết dính.
Mồi được ủ mà mang đi sử dụng sau khoảng một tháng. Khác với cách làm mồi câu cá lăng số 1. Bài mồi câu cá lăng số 2 sẽ có vị hôi tanh và khó chịu hơn do vị tanh của mực. Cũng như sự lên men của trứng ung giúp mồi có vị chua, tanh hơi khó chịu.
Ngoài ra, nếu mồi có hơi “nặng mùi” sau khoảng thời gian ủ. Trước khi câu hãy lưu ý trộn thêm phần bùn, đất phù sa trong lòng hồ. Nhằm giảm đi những mùi như ôi thiu khó chịu trong mồi. Giúp cá có thể tiếp cận mồi nhanh hơn khi anh em thả câu.
Bài hướng dẫn làm mồi câu cá lăng số 3 từ gan lợn và cám cá
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Mồi câu ổ:
- Gan lợn: 1kg
- Cám cá tanh: 200g
- Cơm nguội: 300g
- Xốp vụn
- Mồi câu gắn lưỡi
- Giun đất: chọn loại to bằng đầu đũa

Bước đầu tiên của cách làm mồi câu cá lăng sẽ mang gan lợn đi xay nát. Sau đó trộn đều với cơm nguội đã giã nhuyễn. Sau đó mang đi trộn những phần gan, cơm nguội đã xay nhuyễn vào trước. Trộn đều tay sau đó mới bổ sung những phần cám và xốp vụn vào trong hỗn hợp mồi này. Đó là hỗn hợp giúp chúng ta khoanh vùng khu vực câu hiệu quả.
Ngoài ra, móc câu sẽ được sử dụng với giun đất được cắt đoạn từ 5-10 phân. Và thả vào ổ câu. Nếu làm chính xác các bước trên sau khoảng 10 phút cá lăng sẽ cắn câu.
Câu cá lăng sông từ lòng gà, vịt và cám
Nguyên liệu chuẩn bị làm mồi câu cá lăng sông từ lòng gà, vịt và cám gồm:
- Lòng vịt: 1kg
- Lòng gà: 1kg
- Cám cá tanh: 500g
- Cám đậm đặc tanh: 500g
Thực hiện làm mồi nhử sẽ bắt đầu với lòng gà và lòng vịt cắt đều từng đoạn khoảng 5 cm, ủ kín trong khoảng 2 ngày. Sau đó, mang ra trộn với 2 nguyên liệu cám ở trên. Là có thể mang đi câu được. Khi đến điểm câu bạn cho mồi nhử cho vào túi dàn mỏng rồi cho một viên đá vào sau đó buộc chặt. Thả mồi nhử vào điểm câu sau khoảng 10 phút cá sẽ tới và cắn câu một cách nhanh chóng.
Tạm kết về cách làm mồi câu cá lăng
Và đó là một số thông tin về loài cũng như cách làm mồi câu cá lăng. Chúng ta sẽ quay trở lại với nội dung này một lần nữa. Với những cách làm mồi câu cá lăng đơn giản hơn. Những lựa chọn cần câu phù hợp hơn cho loài cá này trong một nội dung chi tiết hơn.
Cũng như cauca.vn mong những anh em cần thủ lâu năm chia sẻ những bí kíp cách làm mồi câu cá lăng của mình. Giúp chúng tôi sẽ có những bài mồi câu cá lăng chất lượng hơn, hoàn thiện hơn cho những khán giả của cauca.vn
Và đừng quên một số sản phẩm câu cá dã ngoại của chúng tôi tại: https://cauca.vn/danh-muc/da-ngoai/